Hướng dẫn cách căng vợt cầu lông và bí quyết căng vợt chuẩn nhất

NGUYEN TRANG | 06/06/2023

 

Bạn thích chơi cầu lông và rất kỹ càng trong việc tìm hiểu và lựa chọn các loại vợt cầu lông chất lượng? Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc cây vợt cầu lông được căng như thế nào? Hoặc căng như thế nào cho hợp lý? Bài viết dưới đây của Kuno Sport sẽ mách bạn một vài kinh nghiệm về cách căng vợt cầu lông chuẩn nhất. 

Những cách căng vợt cầu lông phổ biến

Có rất nhiều cách căng vợt cầu lông chứ không phải theo cách truyền thống như ngày xưa. Bạn có thể tham khảo các cách căng vợt cầu lông khác nhau nhưng vẫn phải đan theo cách hướng dẫn với từng kiểu hệ thống lỗ gen. Hai kiểu căng chính được mọi người sử dụng nhiều nhất là đan 2 nút và đan 4 nút.

Căng vợt cầu lông theo kiểu đan 4 nút

Chọn lưới và căng vợt cầu lông như thế nào cho phù hợp? - bcabadminton.org

Ở kiểu đan 4 nút, bạn sẽ đan theo hệ thống lỗ gen 76 lỗ. Ưu điểm mà kiểu đan này mang lại là nó không làm ảnh hưởng đến khung vợt. Khi đan, lực ngang lực dọc tách rời nhau nên khi vợt bị đứt cước thì chỉ đứt 1 dây 1 chiều (dọc hoặc ngang). Vậy nên không lo mặt vợt bị biến dạng và làm ảnh hưởng tới khung.

Tuy nhiên, cách căng vợt cầu lông này lại không căng vợt như đan 2 nút. Đan 4 nút thì chúng ta có 4 nút thắt và 3 dây mối thắt. Khi đó, mặt dây dọc 2 dây áp sát ngoài cùng sẽ không thể căng đét như các dây còn lại vì chúng là nút thắt. Vì vậy, mặt vợt lúc này sẽ không được căng đều như đan 2 nút và nhanh xuống ký hơn.


Căng vợt cầu lông theo kiểu đan 2 nút

Cách căng vợt cầu lông theo kiểu đan 2 nút, bạn sẽ đan với các hệ thống lỗ gen còn lại như 72 lỗ, 80 lỗ, 88 lỗ, 96 lỗ. Sự khác biệt ở cách đan 2 nút này là các cước rất căng và dàn đều trên cả mặt vợt vì chỉ có 2 nút thắt. Tuy nhiên, đan theo 2 nút, lực ngang và dọc là 1 nên khi bị đứt cước thì vợt có thể bị méo vì dây đứt rồi dãn sẽ không đều nữa.

HƯỚNG DẪN] Cách Đan, Làm Căng Dây Vợt Cầu Lông Tại Nhà

Cách căng vợt cầu lông theo đúng trình tự 

Căng vợt cầu lông cần phải tuân theo một quy trình nhất định để đảm bảo dây cước được căng đúng và đạt yêu cầu. Dưới đây là các bước trong quy trình căng vợt cầu lông, mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Bước 1: Kẹp vợt lên khung

Đặt vợt lên máy kẹp là một việc cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Đặt đúng trọng tâm máy thì máy kẹp chuẩn, khung sẽ không bị ảnh hưởng. Đặt kẹp sai thì khung sẽ bị ảnh hưởng và gặp nguy hại khi căng.

Bước 2: Đan dây

Sau khi đã căn chỉnh đúng khi kẹp vợt thì chúng ta đến bước đan dây. Công đoạn này cũng rất quan trọng bởi nếu đan sai thì dây bị lệch lỗ. Điều này rất dễ gây sập khung vợt. 

Nếu bạn là người đan vợt thì bạn có thể tham khảo các vừa đan vợt vừa kết hợp với kéo nhằm đảm bảo cước không bị xoắn và ít ma sát với các lỗ gen khi căng. 

Ngoài ra, bạn có thể đan trước và kéo sau. Cách này có lợi thế là tiết kiệm thời gian đứng máy cho bạn (người căng). Tuy nhiên, nếu người căng không có kinh nghiệm, kỹ năng tốt thì cước dễ bị xoắn và làm vỡ cấu trúc của cước ban đầu. Và có thể làm cước nhanh bị đứt hơn. 

Bước 3: Kẹp cước

Dù bạn căng theo cách nào thì luôn phải nhớ dùng kẹp để cố định sợi cước. Chú ý không kẹp chặt quá bởi khi kẹp chặt, sợi cước bị vỡ cấu trúc và nhanh bị đứt hơn. Vì thế nên người căng cần phải linh hoạt, dùng cảm giác của mình ra để chỉnh kẹp xem lực đã phù hợp chưa. 

Bước 4: Chỉnh cân và căng

Việc chỉnh cân bằng máy điện tử thì sẽ diễn ra dễ dàng hơn và tốc độ kéo sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, khi kéo bằng máy cơ thì việc chỉnh cân được thực hiện bởi người căng chỉnh. Vì thế nên tốc độ căng cũng do người căng quyết định.

Có những thắc mắc như: khi căng ở shop này cũng bằng từng ấy ký mà lại căng tốt hơn shop kia. Bạn phải hiểu rằng mỗi nơi sẽ có tốc độ căng và cách chốt cước khác nhau. 

Tốc độ căng:

  • Với máy điện tử, máy đã được lập trình ở 3 mức tốc độ: Fast - Medium - Slow và tốc độ căng là hằng số. Vậy nên khi đã chọn 1 trong 3 mức tốc độ thì khi kéo, toàn bộ các dây trên vợt sẽ được kéo 1 tốc độ như nhau. 

  • Còn máy cơ thì tốc độ căng là do người căng quyết định. Mặt cước có đều hay không cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Những người có kinh nghiệm lâu năm thì đương nhiên là tốc độ kéo và sự ổn định sẽ cao hơn so với những người mới tập căng vợt. 

Cách chốt cước:

Cách Căng Vợt Cầu Lông Tại Nhà Đơn Giản Với 5 Bước

  • Có người cho rằng chốt cước, thắt nút là việc đơn giản nhưng thực sự nó cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ cao. Thắt nút chuẩn nhất là người căng phải thắt nút đôi. Nghĩa là người căng sẽ tạo 2 vòng tròn rồi mới được thắt, thắt làm sao để cước càng tụt vào thì nút thắt càng chặt hơn.

  • Về chốt cước thì người căng vợt đều phải dùng tay dù là máy cơ hay điện tử. Để chốt cước tốt thì bắt buộc người thợ phải có kinh nghiệm làm và biết cách xử lý dây cước. Nếu người thợ làm không chắc tay, sợi dây chốt sẽ rất chùng và cước tại những vị trí chốt nhanh bị sờn và hư hỏng. 

Kết luận 

Kuno Sport vừa gửi đến bạn đọc toàn bộ thông tin chi tiết về cách căng vợt cầu lông. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn trong việc căng vợt cầu lông đúng chuẩn nhất. Nếu như bạn đang tìm hiểu vợt cầu lông dành cho người chuyên nghiệp và cơ sở uy tín căng vợt cầu lông thì hãy đến Kuno Sport và tìm đến vợt cầu lông Guang Yu để trải nghiệm độ chắc chắn của cây vợt nhé! 

Chúng tôi có cơ sở tại Đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông - Hà Nội. Hoặc bạn liên hệ trực tiếp qua hotline 096 990 5622 để được tư vấn nhanh nhất có thể.

Danh mục

Giỏ hàng