Cách quấn cán vợt cầu lông chuẩn cho người mới bắt đầu

Duong An | 06/06/2023

Khi chơi cầu lông, phần cán vợt rất quan trọng, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn không quấn vợt khi chơi sẽ bị ra mồ hôi gây tích tụ vi khuẩn và làm hại đôi tay bạn. Nhưng đừng lo, bài viết dưới đây Kunosport sẽ hướng dẫn bạn cách quấn cán vợt cầu lông cực chi tiết nhé.

Tại sao phải quấn cán vợt?

Với những người chơi cầu lông thì việc quấn cán vợt giúp tối đa hoá hiệu suất đánh cầu của người chơi, hấp thụ mồ hôi của bạn, hạn chế được việc trơn trượt khi cầm vợt, tạo ra cảm giác thoải mái trong khi tập luyện và thi đấu.
Như đầu bài chúng tôi cũng đã nhắc, sẽ giúp bạn giảm thiểu được sự tích tụ của vi khuẩn có hại khi tiếp xúc với tay cầm vợt, bạn nên thay dây quần vợt 1-2 tháng 1 lần.
Ngoài những điều có ích trên, quấn cán vợt cũng làm đẹp cho chiếc vợt của bạn, còn gì đặc biệt hơn dù cây vợt đã cũ nhưng luôn được làm mới bằng dây quấn vợt đơn giản mà lại tăng thẩm mỹ.
Cách quấn vợt cầu lông
Những dụng cụ cần thiết khi quấn cán vợt cầu lông: Dây quấn vợt mới, Kéo, Vợt cầu lông

Chúng ta cùng đi vào kỹ hơn ở những bước dưới đây nhé:

Bước 1:
Trước khi thay dây quấn vợt mới, bạn cần tháo băng dây quấn cũ, nên tháo từ trên xuống dưới lần lượt. Lấy dây quấn vợt mới ra khỏi bao bì và tháo dây quấn ra thành một dải thẳng. Đây cũng chính là bước bạn cần lựa chọn cuộn dây phù hợp với mình bạn nhé.

Lựa chọn cuộn dây phù hợp và bắt đầu tháo vợt

Lựa chọn cuộn dây phù hợp và bắt đầu tháo vợt

Xem ngay: Tổng hợp các loại vợt cầu lông tốt nhất hiện nay

Bước 2:
Khi tiến hành quấn vợt, ta cần mở cuộn băng quấn cán, bắt đầu từ cuối lên đầu cán sau đó  xoay dây quấn một vòng dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm. Sử dụng một độ lực vừa phải và kéo dần dần sao cho dây quấn vừa đủ để quấn hết tay cầm vợt. Nếu dây quấn mỏng hơn thì bạn nên siết chặt hơn tránh bị rơi ra khi sử dụng.

Tiến hành quấn cán vợt, chú ý quấn từ cuối lên đầu

Tiến hành quấn cán vợt, chú ý quấn từ cuối lên đầu

Bước 3:
Sau khi đã quấn xong, bạn kiểm tra xem có muốn quấn lại hay không rồi mới sử dụng băng dính đen để cố định được dây quấn và chỉnh sửa lại sao cho vừa ý nhất. Kiểm tra lại các vết quấn một lần nữa sao cho đều và chặt nhất. Như vậy bạn đã hoàn thành xong các bước quấn vợt cầu lông.

Thành quả khi đã quấn vợt thành công

Thành quả khi đã quấn vợt thành công

Xem ngay: Top 10+ tất cả các hãng vợt cầu lông tốt nhất 2023

Những lưu ý khi quấn vợt cầu lông

Quấn vợt cầu lông nhìn chung có thể là công việc đơn giản, vì đơn giản nên có thể nhiều người sẽ không cẩn thận trong việc quấn vợt từ những bước đầu tiên dẫn tới không sở hữu một cây vợt ưng ý. Một số lỗi phổ biến nhất khi quấn vợt cầu lông Kunosport thường thấy là:


Quấn thiếu dây, không đủ tới đầu cán vợt dễ có hiện tượng xù ra và bị hỏng cả dây quấn.
Nhiều người quấn dây không lần lượt như hướng dẫn: quấn đầu dây nhỏ hơn vào cuối cán vợt có thắt mối quấn ở phía đầu cán vợt và khiến cho dây quấn dễ bị bung ra. Và nếu quấn từ phía đầu cán vợt trở xuống. Điều này là hoàn toàn sai vì nếu kết thúc ở cuối cán vợt, dây quấn sẽ dễ bị lỏng và bung ra.

Lưu ý nhỏ khi quấn vợt cầu lông

Nhiều người chơi còn thay thế cán cầm vợt bằng gỗ, tuy nhiên về lâu dài khi tay bạn ra mồ hôi sẽ làm cho cán gỗ bị hư hỏng và gây hại tới da tay của bạn.
Chính vì vậy, bạn cần đọc và xem  cách thực hiện sao cho  đúng các bước để có thể đảm bảo độ bền cho tay cầm vợt vừa mang tính thẩm mỹ nhất. Ngoài ra bạn nên tùy chỉnh độ dày của dây quấn, quấn theo phong cách ưa thích của bạn như độ dày, dày ở mặt sau của tay cầm (ít cơ hội để vợt trượt ra khỏi bàn tay của bạn), chiều dài quấn của bạn …

Ngoài ra, để chọn được dây quấn phù hợp cho cây vợt của bạn, cũng cần phải lưu ý một số điều như: Sở thích của bạn là gì? Vì có thể việc bạn sử dụng những loại/ màu dây quấn ưa thích sẽ giúp bạn có động lực đi tập hơn đó.

Khi bao bọc nhiều lớp dây quấn cầu lông để điều chỉnh kích thước của tay cầm vợt của bạn, hãy xem xét kích thước của lòng bàn tay bạn. Đừng để tay cầm vợt quá dày sau khi bọc xong. Nếu tay bạn lớn, bạn có thể xem xét sử dụng thêm một lớp quấn lót bên trong hoặc quấn thêm một lớp dây quấn nữa để tăng độ dày hơn.
Là người chơi cầu lông thường xuyên, hãy nhớ thay thế các lớp dây quấn vợt thường xuyên 2 tháng/ lần theo đúng cách quấn vợt cầu lông mà Kunosport đã tư vấn ở trên bạn nhé.
Hy vọng qua bài viết trên, Kunosport mong chia sẻ được cho bạn những kiến thức bổ ích và mong bạn sẽ lựa chọn được những loại dây phù hợp với sở thích của mình. Ngoài ra nếu có cách quấn vợt cầu lông khác hiệu quả hơn, các bạn hãy bình luận phía dưới bài viết này để mọi người cùng biết nhé.

Xem ngay: Cách hàn vợt cầu lông bị gãy chỉ với vài bước đơn giản

Thảo luận về chủ đề này
Danh mục

Giỏ hàng