Khi mới bắt đầu chơi cầu lông nhiều người có quan điểm rằng vợt càng đắt tiền thì càng tốt. Tuy nhiên, để phát huy tốt công năng của cây vợt còn phải phụ thuộc vào trình độ của người chơi. Các dòng vợt cao cấp hiện nay đều có độ cứng khá cao. Vậy những người mới chơi khi sử dụng các cây vợt quá cứng sẽ để lại tác hại gì? Cùng nhau tìm hiểu nhé.

Độ cứng của vợt là gì?

Đầu tiên để hiểu tác động của vợt cứng lên tay chúng ta như thế nào ta cần tìm hiểu khái niệm của nó. Độ cứng của vợt là mức độ đàn hồi của phần thân vợt khi mặt vợt tiếp xúc với cầu do lực từ tay phát ra. Hiện nay có 3 mức độ phổ biến của độ cứng đó chính là: cứng, trung bình và cuối cùng là dẻo.

Đặc điểm:

 Thân vợt dẻo: Các đặc điểm của 1 cây vợt có thân dẻo như sau:

  • Lực đẩy tốt: Các cây vợt có thân dẻo sẽ cung cấp lực đẩy rất tốt trong các pha cầu. Điều này là do trong khi đẩy cầu, thân vợt hơi bị uốn cong nhẹ về phía sau và tích lũy năng lượng trong đó, khi quả cầu tiếp xúc với mặt lưới, năng lượng đó sẽ truyền vào quả cầu. Vì vậy mà người chơi không cần phải dùng quá nhiều sức mạnh mỗi khi phông cầu.
  • Cài cầu: Ít chính xác: Do thân vợt dẻo và dễ uốn cong nên bạn sẽ thấy khó khăn mỗi khi cài cầu. Khi quả cầu tiếp xúc với mặt lưới, lực đẩy một mặt khiến cho quả cầu đi nhanh hơn nhưng một mặt cũng khiến cho phần đầu vợt rung nhiều hơn, dẫn đến sự khó điều khiển hướng bay của cầu. Vì thế mà bạn khó kiểm soát điểm đến của pha cầu bạn đánh

 Thân vợt cứng: Những cây vợt thân cứng có đặc điểm như sau:

  • Về lực đẩy: Thân vợt cứng sẽ rất ít hoặc gần như không phát ra lực đẩy. Quả cầu sau khi chạm vào mặt lưới sẽ ngay lập tức quay trở lại. Với đặc điểm như vậy, những pha cầu cũng kém mạnh hơn. Điều đó có nghĩa là người chơi phải sử dụng nhiều sức mạnh của mình để có thể tạo ra những pha cầu uy lực như mong muốn.
  • Cài cầu: Một cây vợt có thân cứng lại rất thích hợp với những pha cài cầu do khi đánh, thân vợt không uốn cong nhiều, quả cầu khi chạm vào mặt lưới sẽ không bị rung động và hướng đi của cầu theo đó cũng chính xác hơn.
  • Thích hợp cho: Lối đánh tấn công nhanh, những pha cầu nhiều kỹ xảo và đánh lưới.

Vậy nếu người mới chơi dùng vợt quá cứng sẽ để lại tác hại gì?

Khi cây vợt quá cứng mọi lực tác động sẽ chuyển trực tiếp sang tay của chúng ta. Thêm nữa nếu vợt cứng mà bạn còn đan dây quá căng, thì khi đánh cầu lệch điểm ngọt (sweet spot), bạn sẽ thấy rất tức tay. Do đó, nếu khi dùng vợt mà tay bạn thường xuyên có cảm giác đau nhức ở phần cánh tay và bắp tay. Bạn nên dừng dùng cây vợt đó lại để tránh xảy ra những trấn thương lâu dài.

Cách chọn vợt cầu lông phù hợp với người chơi

Trọng lượng vợt.

Để biết được cách chọn vợt cầu lông ta cần tìm hiểu về các mức trọng lượng của vợt. Liên đoàn cầu lông thế giới chấp nhận một cây vợt đạt chuẩn thi đấu có trọng lượng từ 73-102g. Với công nghệ hiện nay, một cây vợt cầu lông tốt thường có trọng lượng từ 85 – 89g (chưa kể dây cước và cuốn cán).  Trọng lượng của cây vợt cầu lông thường được kí hiệu là U, cụ thể được chia thành các loại như sau:

  • 2U: 90-94g Nặng nhất
  • 3U: 85-89g
  • 4U: 80-84g
  • 5U: 75-79g
  • F (6U): 73-75g (Nhẹ nhất)

Trọng lượng của cây vợt rất quan trọng, vợt càng nặng càng tăng khả năng tấn công tốt và nó cũng đòi hỏi người chơi có thể lực tốt, ngược lại vợt càng nhẹ thì càng thể hiện sự linh hoạt trong phòng thủ và điều cầu, nó thích hợp với những người chơi không dồi dào về thể lực và lối chơi lắt léo. Các cây vợt 3U và 4U rất phổ biến trên thị trường, trong khi 2U và F ít được ưa chuộng hơn.

Độ cứng của thân vợt:

Độ cứng của vợt cũng là một yếu tố quan trọng trong việc chọn 1 cây vợt. Bạn có thể điều chỉnh trọng lượng cũng như điểm cân bằng của vợt sau khi mua về nhưng độ cứng là cố định và không thể thay đổi được. Vì thế chọn một cây vợt có độ cứng vừa với lực tay của bạn là điều vô cùng quan trọng.  

Dùng tay giữ cả 2 đầu của cậy vợt rồi uốn cong để kiểm tra là cách chọn vợt cầu lông có độ cứng phù hợp với bản thân nhất. Nếu:

Thân vợt dẻo

Trình độ: Người mới chơi: Vợt thân dẻo phù hợp với những người mới làm quen với bộ môn cầu lông. Khi đó bạn không cần mất quá nhiều sức để đánh cầu, việc đánh cầu từ vị trí cuối sân sang cuối sân bên kia cũng không còn là vấn đề gì to tát. Do không cần nhiều sức nên người chơi cũng không còn lo lắng về việc sẽ không đánh được cầu đi xa như mong muốn, thay vào đó họ có thể tập trung vào việc sử dụng đúng các kỹ thuật.

Thân vợt cứng

Trình độ: Dành cho người chơi trung bình khá trở lên. Cây vợt cứng thích hợp với những người chơi thường xuyên sủ dụng những kỹ năng nâng cao của môn cầu lông. Do vợt thân cứng không cung cấp nhiều lực đẩy nên bạn có thể khẳng định được sức mạnh của mình qua lực vung của cánh tay. Tôi không có ý nói rằng những người mới chơi không có khả năng tạo ra những pha cầu mạnh mẽ, nhưng vì vợt thân dẻo có thể tạo ra nguồn năng lượng do đó không đòi hỏi người chơi phải mất nhiều sức vào các pha cầu nên nó thích hợp với những người mới chơi hơn cả. Khi đó, họ có thể tập trung đánh cho tốt các kỹ thuật cơ bản hơn là tập trung vào việc tạo ra sức mạnh chop ha cầu.

Điểm cân bằng của vợt hay còn gọi là độ nặng đầu

Đây là điểm nằm trên thân cây vợt và chính là vị trí giữa (trung tâm) của cây vợt. Điểm cân bằng được đo từ cán vợt tới điểm giúp cây vợt cân bằng. Một cây vợt cầu lông thường có 3 loại: Nhẹ đầu, cân bằng và nặng đầu. Chiều dài cơ bản của 1 cây vợt là 675mm do vậy vợt được gọi là

  • Nhẹ đầu là vợt có điểm cân bằng : 285mm trở xuống (285+- 5mm)
  • Cân bằng: 290+-5mm
  • Nặng đầu: 295 mm trở lên (295+-5mm)

Hình ảnh trên là 1 thử nghiệm đơn giản để bạn tìm hiểu về điểm cân bằng của cây vợt. Bạn đặt cây vợt lên đầu ngón tay (như hình) và dịch chuyển nó đến khi bạn thấy nó nằm cân bằng theo phương ngang.

  • Vợt nhẹ đầu:  khả năng linh hoạt và điều cầu càng cao nhưng hạn chế ở khả năng tấn công không được uy lực.
  • Vợt cân bằng: Vượt trội trong khả năng điều cầu và trên lưới. Tấn công cũng tương đối tốt điển hình trong dạng vợt cân bằng chính là dòng Arcsaber của Yonex.
  • Vợt nặng đầu: Đây là điển hình cho dòng vợt tấn công uy lực.  Vợt càng nặng đầu thì khả năng tấn công càng tốt đòi hỏi theo nó phải là độ cứng của vợt. Nhưng ngược lại thì nó cho khả năng linh hoạt kém hơn.

Để biết được các thông số này để có được cách chọn vợt cầu lông hợp với bản thân. Bạn có thể tham khảo trên website của VNB hoặc theo dõi trên kênh Youtube của VNB để có thông tin chi tiết rõ ràng nhé!

Lối chơi của bạn

Xác định được lối chơi của bạn là điều vô cùng quan trọng trong các cách chọn vợt cầu lông. Nếu bạn lựa chọn 1 cây vợt rất tốt công nghệ rất nhiều nhưng nó không hợp với lối chơi của bạn. Các điểm mạnh của nó bạn đều không sử dụng tới thì đó lại là một cây vợt rất tệ với bạn. Vì vậy hãy xác định lối chơi của mình một cách nghiêm túc.

Mình xin đưa ra một số lối chơi điển hình để các bạn lựa chọn:

  • Tấn công uy lực dồn ép đối phương.

Nếu như bạn thích lối đánh như vậy đòi hỏi bạn phải có 1 thể lực dồi dào, vì vậy bạn hãy chọn 1 cây vợt cứng, nặng đầu, mặt vợt vừa phải không quá to. Điển hình trong lối chơi này có 2 dòng vợt nổi tiếng đó là Astrox của Yonex và Thruster của Victor hoặc Tectonic của Lining

  • Lối chơi điều cầu phản tạt

Những người có lối chơi thiên hướng kỹ thuật, muốn đưa cầu đi khắp sân bắt đối phương di chuyển để hở điểm yếu rồi dứt điểm. Lối chơi này đòi hỏi bạn có kỹ thuật tốt, óc quan sát tốt. Lối chơi này không đòi hỏi thể lực dồi dào. Bất cứ ai cũng có thể lựa chọn lối chơi này vì vậy tùy thể lực mà bạn chọn 1 cây vợt có độ cứng từ trung bình đến cứng, hay trọng lượng vợt tùy thuộc vào thể lực của mình. Mặt vợt rộng 1 chút để điểm sweet spot lớn dễ dàng điều khiển cầu. Vợt có điểm cân bằng ở mức 290+-5mm. Điển hình trong dòng này là Arcsaber của Yonex hay Aeronault của Lining.

  • Phòng thủ chủ động, phản công nhanh

Nếu bạn chơi theo lối chơi này thì bạn nên chọn 1 cây vợt có mặt vợt từ trung bình tới lớn. Độ cứng ở mức vừa phải không quá cứng, điểm cân bằng càng thấp càng tốt (từ nhẹ đầu tới cân bằng). Trọng lượng vợt càng nhẹ thì bạn càng dễ xoay sở vì vậy mà tùy thể lực mà chọn một cây vợt ưng ý.

  • Tấn công nhanh, phản tạt đẩy cầu

Đây có thể nói là lối chơi hiện đại mà rất nhiều VDV đang sử dụng. Lối chơi này đòi hỏi 1 cây vợt khá toàn diện từ tấn công tới khả năng phản tạt tốt. Với lối chơi này cây vợt tốt nhất là có độ cứng từ trung bình tới cứng, mặt vợt nhỏ 1 chút. Vợt có điểm cân bằng trên mức cân bằng 1 chút (295mm trở lên).

  • Bắt lưới, bỏ nhỏ, gài cầu

Đây là lối chơi của những người chuyên bám lưới đa số là nữ giới. Lối chơi này đòi hỏi sự khéo léo nhiều hơn sức mạnh. Với lối chơi này bạn cần 1 cây vợt không quá cứng, điểm cân bằng từ nhẹ đầu tới cân bằng, mặt vợt rộng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *